Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Văn Chúa Then - Johnny Vũ

Đồng con dâng một chiện nhang
Thỉnh mời Thánh tổ pháp Then giáng về
Quang minh chiếu rạng trời Nam
Anh linh xuất hiện ở miền sơn lâm
Cảnh lâm tùng rừng xanh ngan ngát
Cửa thượng ngàn tụ khí trung linh
Có phen biến tướng hiện hình
Chúa bà giáng thế lập nghề hát then
Chúa mặc áo đen chàm vạt ngắn
Kiềng bạc đem khảm nạm ngọc lam
Lạng Sơn chúa ngự thạch bàn
Tay cầm đàn tính hát vang núi rừng
Tu tiên khí dụng công pháp chỉ
Phép nhiệm màu tà quỷ sợ uy
Sơn tinh voi hổ phục quỳ
Man man cầm thú đều thì phục công
Miền sơn động tay đàn miệng hát
Khí âm dương khúc nhạc điệu then
Danh thơm lừng lẫy lưu truyền
Tiếng đồn vang khắp trong miền Lạng Sơn
Thổ mán mường điều thì cung phục
Nhờ ơn bà cây đức vẻ vang
Thành tâm giữ nghiệp ca đàn
Gọi hồn non nước suối ngàn thủa xưa
Linh tiên khí thần cơ ứng khẩu
Phép nhập hồn tính tẩu ai hay
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Thường dạo cạnh sơn cùng bích thủy
Chúa băng rừng thăm thú động tiên
Sướng ca một cảnh thiên nhiên
Hai hàng thị nữ khăn miên hầu
Vấn khăn chàm tay đeo vòng bạc
Rẽ đường ngôi mườn mượt tóc mây
Hây hây vành nguyệt vơi đầy
Đáng thanh đáng lịch vẻ đầy khuôn trăng
Dáng tiên chúa cô hằng yểu điệu
Bước khoan thai nhẹ gót lên non
Dù cho nước chảy đá mòn
Thương đồng chẳng quản dù còn bao xa
Chúa về đồng nhà nhà kính phục
Nét hây hây mắt tựa sao xa
Chúa tiên linh ứng hay là
Gảy đàn non nước khúc ca chiêu hồn
Cân đàn then âm dương thấu tỏ
Lai giáng về ngọn cỏ chân mây
Hôm nay tụ họp về đây 
Về nghe câu hát làm tôi chúa bà
Làm tôi chúa đồng gia hưng thịnh
Để cho đời nức tiếng thơm danh
Rồi mai chọn lấy ngày lành
Đàn tràng thiết lập cung nghinh chúa bà

Văn Cô Tám Đồi Chè - Johnny Vũ sáng tác

Xứ Thanh Hoa Đồi Chè Phong Mục
Dòng họ Mường sinh thánh cô tiên

Hình dung duyên dáng thảo hiền

Lưng ong má phấn tóc dài sở vân

Dận hải sảo đầu gài châm dắt

Vai đeo gùi dảo gót lên non

Tiếng thơm y đạo trời ban

Hái chè làm thuốc linh đan cứu người

Bầu tiên dược cứu người dương thế

Khắp bản làng ơn đức tiên cô

Dân thôn lập miếu lên thờ

Nhờ ơn cô Tam cho nhà nhà bình an
Đền thờ cô trăng thanh gió mát
Buổi sớm chiều chướng phủ màn che
Canh khuya cô mới đi về
Hóa cô sơn nữ trên non hái chè
Đêm trăng thanh chiếc thoi độc mộc
Tay thuận chèo sông Mã dạo chơi
Véo von tiếng hát đầy vơi
Nghe mà xao xuyến lòng người hành hương

Muôn dân con lầm rầm khấn nguyện
Cung thình mới cô Tám giáng lâm
Hát mừng một chiện văn ca
Người mường sánh với nước non muôn đời.

Cô Minh Lương

Truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Trần (thế kỷ XV), ở tổng Minh Lương, thuộc xã Lang Quán ngày nay có hai vợ chồng, ông chồng là người Dao, bà vợ là người Mường tuổi đã cao mà chưa có con. Ngày ngày ông bà ra ngòi Lịch xúc tôm tép sống lần hồi. Một hôm, ông ở nhà, bà đi xúc tép như mọi ngày, nhưng xúc mãi không được con gì mà chỉ được hai quả trứng lạ. Bực mình, bà xuống hạ nguồn rồi lên tận thượng nguồn ngòi Lịch xúc vẫn chỉ được hai quả trứng ấy. Bà đành mang về thả vào chum nước dưới cầu thang. Ít lâu sau, bà mang thai và sinh ra một cô bé bụ bẫm, đặt tên là Minh Lương. Cùng lúc đó, hai quả trứng thả trong chum nước dưới cầu thang nở ra hai con rắn. Hai con rắn và cô bé Minh Lương cùng lớn lên, quấn quýt làm bạn với nhau. 
Một buổi chiều, ông bà đi làm về và nhìn thấy hai con rắn quấn chết cô bé. Sẵn con dao rựa đeo bên người, ông tức giận rút dao vừa chém, vừa nói “Mày hại tao à”. Hai con rắn sợ quá chạy trốn, nhưng một con chậm hơn đã bị chém đứt đuôi. Ông đuổi hai con rắn và nói: “Cụt đi hang Mang, Khoang đi hang Đồng”. 

Ông bà xót thương cô bé, không nỡ chôn, nên đặt cô nằm ở trên sàn. Đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp mộ cho cô bé. Dân làng thấy vậy đều cho là cô đã linh hoá nên lập miếu thờ. Thời kỳ giặc Cờ đen, cô bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó dũng mãnh dẹp sạch giặc Cờ đen. Sau đó Cô còn hiển linh bốc thuốc, giúp dân chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo.

Cô Chín Giếng



Cô Chín Sòng Sơn :Còn gọi là cô Chín Giếng , một tiên cô tài phép , theo hầu Mẫu Sòng , lại có tài xem bói,1000 quẻ cô bói ra thì ko sai một quẻ nào,Cô có phép thần thông quảng đại , ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách , rồi cô hành cho dở điên dở dại , sau Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh , ngay trước đền là chín chiếc giếng tự nhiên do cô cai quản .

Còn có truyền thuyết về cô : Cô là Tiên Nữ hầu Mẫu trong đền Sòng , quản cai chín giếng , cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam , sau về đến đất Thanh Hóa cảnh lạ vô biên , cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát , lấy gỗ cây sung làm nhà ,còn cây si thì cô mắc võng , nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa , cách đền Sòng Sơn khoảng 30km.Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai , có khi cô máu quạt tiến Mẫu , múa cờ tiến Vua , cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa , rồi lại múa cánh tiên .Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật : Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh .Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng , Cô Chín Suối nhưng chính đều là Cô Chín Sòng được thờ phụng

Cô Tám Đồi Chè

Cô Tám Đồi Chè. Có tích nói rằng cô vốn là thiếu nữ người Mường (có tích lại nói cô là người Kinh) ở đất Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá. 

Theo một số thuyết nói rằng, Cô Tám là tiên cô giáng thế cùng thời với Cô Bơ Thác Hàn, có huyền tích lịch sử riêng chứ không liên quan gì đến Chầu Bát và cô thuộc Nhạc Phủ chứ không phải thuộc Địa Phủ như mọi người vẫn lầm tưởng. Có một số ý kiến thống nhất rằng, cô giáng sinh dưới thời Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa, cô là người thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá. Cô cũng có công giúp vua trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm nên khi thác hoá về trời, cô được phong công lập đền thờ, trấn giữ một bên bến song Đò Lèn, Phong Mục. Cô sinh thời là người con gái đảm đang nết na tần tảo, hái búp chè xanh trên đồi thường dung làm thuốc chữa bệnh nên mọi người thường tôn hiệu là Cô Tám Đồi Chè. Khi thanh nhàn, cô thường đủng đỉnh dạo chơi khắp vùng Hà Trung, Thanh Hoá, cũng có khi cô hiện hình bẻ lái con thuyền độc mộc trên dòng sông Mã.

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Tám Đồi Chè hiếm khi về ngự đồng, chỉ có người nào sát về Cô Tám hoặc khi hầu đón tiệc tháng 6 tại các đền ở vùng Thanh Hoá. Cô Tám Đồi Chè ngự đồng thường mặc áo xanh quầy đen ( có nơi là áo tím hoa cà ) . Cô Tám cũng khai quang sau đó múa mồi, sau đó thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non. Hiện nay đền thờ Cô Tám Đồi Chè được thờ riêng tại đền cô thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, nếu đi từ đền Cô Bơ sang thì qua đò Lèn, đền cô rất khang trang nhưng ít người biết tới.

Cô Bảy Kim Giao

Cô Bảy Kim Giao. Cô vốn cũng là một tiên cô người dân tộc Mọi ở đấy Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Theo một số tích nói rằng cô cũng là người kề cận bên Chầu Bảy nên cũng được gọi là Cô Bảy Kim Giao hay còn có hiệu khác là Cô Bảy Tân La ( khi cô được theo hầu cận Chầu Bảy tại đền Tân La). Tương truyền rằng cô cũng là vị thánh cô có công giúp người dân Mọi biết trồng trọt chăn nuôi rồi cô cũng có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Vậy theo một số tài liệu thì chính xác Cô Bảy là Cô Bảy Kim Giao hay Cô Bảy Tân La (theo hầu Chầu Bảy Kim Giao) chứ không phải là Cô Bảy Tân An (theo hầu Ông Bảy Bảo Hà ) như một số người vẫn nói. Còn có sự tích nói rằng, đêm đêm cô thường hội họp cùng các bạn tiên nàng, mắc võng đào giữa hai cây kim giao rồi cùng đàn hát.
Trong hội đồng Thánh Cô, Cô Bảy Kim Giao là một trong số các cô ít khi ngự đồng nếu không nói là hầu như không thấy. Vậy nên nếu để nói đến y phục và cung cách hầu giá Cô Bảy là rất khó, theo phỏng đoán của người viết thì có thể giá Cô Bảy Kim Giao mặc áo tím hoặc chàm xanh, cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi. Hiện nay, Cô Bảy vẫn được thờ làm cô bản đền tại chính cung Đền Kim Giao (Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên) và còn cả tại đền Tân La ( Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên). Khi hầu tráng mạn đến giá Cô Bảy Kim Giao, văn thường hát rằng:
“Thỉnh mời Cô Bảy Kim Giao
Đêm đêm cô mắc võng đào hòa ca
Đền thờ rừng núi bao xa
Đầu non thác đổ xa xa hổ gầm…”
Hay khi nói đến tích cô được thờ tại Tân La cũng có văn rằng:
“Thỉnh mời Cô Bảy Tiên La
Đêm ngày hầu cận bơ tòa Mẫu Vương…”

Cô Sáu


Cô cũng vốn là thánh cô nguyên tích là người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn. Có thuyết thì nói rằng Cô Sáu là tiên cô kề cận bên cửa Chúa Thượng Ngàn ở đất Trang Châu (chưa xác định rõ), còn lại đa phần đều thống nhất rằng Cô Sáu là người kề cận Chầu Lục Cung Nương nên cô mới được gọi là Cô Sáu Lục Cung hay còn có danh khác là Cô Sáu Sơn Trang. Khi nhân dân lập đền thờ phụng Chầu Bà, vẫn thỉnh Cô Sáu là cô trấn bản đền Lục Cung. Ngoài ra, theo một số tích cũ kể lại, Cô Sáu Lục Cung sinh thời là người con gái xinh đẹp nết na, lại có tài chữa bệnh, cô thường đi khắp rừng sâu núi thẳm để hái thuốc cứu người vậy nên khi hiển thánh, Cô Sáu vẫn thường được muôn dân tôn là tiên cô có tài chữa bệnh cứu người, dân chúng khắp nơi về cửa cô để xin thuốc tiên trị bệnh. Cô Sáu Sơn Trang cũng nổi tiếng đành hanh trên đời, nghiêm khắc trừng trị kẻ nào nhạo báng cửa cô.

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng. Các thanh đồng đạo quan thường thỉnh bóng Cô Sáu Sơn Trang ngự đồng không chỉ có khi về đền Lục Cung, về đất Lạng Sơn mà cả khi khai đàn mở phủ hay trong cả những dịp hầu vui, đón tiệc tiên thánh. Cô Sáu ngự đồng thường mặc áo lam hoặc áo tím chàm (ngắn vạt rộng tay). Cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi như các tiên cô trên Thượng Ngàn khác. Hiện nay Cô Sáu Lục Cung chính là thánh cô trấn giữ bản đền Lục Cung Chín Tư, cung thờ cô được xây ngay cạnh chính cung đền Chầu Lục Cung Nương (Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn). 

Cô Năm Suối Lân

Cô Năm Suối Lân vốn là tiên nữ trên trời, theo lệnh cô giáng trần là người thiếu nữ dân tộc Nùng ở xứ Lạng. Có tích lại kể rằng Cô Năm là người thị nữ thân cận bên Chầu Năm Suối Lân ( lúc sinh thời khi chầu còn là công chúa) nên cô cũng được tôn hiệu là Cô Năm Suối Lân hay Cô Năm Sông Hoá. Sau này được sắc phong hiển thánh, Cô Năm vẫn được coi là tiên cô kề cận bên cửa Chầu Năm, cô được coi là tiên cô trông giữ bản đền Suối Lân. Ngoài ra cô còn được coi là vị thánh trấn tại cửa rừng Suối Lân (cung rừng này một cửa vào là cửa Suối Lân do Cô Năm Suối Lân trấn giữ, cửa ra là cửa Thất Khê do Cô Bé Đèo Kẻng trấn giữ), vậy nên, ai đi chiêm bái trên đất Lạng đều phải qua bái yết cửa Chầu Năm và Cô Năm Suối Lân. Dòng Suối Lân do Cô Năm cai quản bốn mùa trong xanh, nước thông về sông Hoá, tương truyền rằng đây là dòng suối thiêng của cô, nước suối xanh mát bốn mùa không bao giờ cạn, nếu ai có bệnh tật đến xin nước suối cửa cô, uống vào sẽ thuyên giảm, nhược bằng, người nào không biết mà xuống suối tắm hay rửa chân tay, làm ô uế dòng suối của cô sẽ bị cô hành cho sốt nóng mê sảng. Phép anh linh của Cô Năm Suối Lân còn được biết qua việc nếu có kẻ nào báng nhạo cô sẽ “xát lá han” làm cho kẻ đó luôn ngứa ngáy không yên, rồi cô cho đi lạc đường rừng.
Trong hàng thánh cô, thường thấy Cô Năm Suối Lân ít khi ngự đồng hơn Cô Sáu Lục Cung, thường chỉ người nào có sát căn quả về cửa Cô Năm hoặc khi về đền Suối Lân thì có thấy thỉnh bóng Cô Năm ngự đồng. Khi hầu về giá Cô Năm Suối Lân, thường người ta mặc xiêm y như màu áo của Chầu Năm (nhưng là áo ngắn vạt), đó có thể là màu xanh thiên thanh hoặc xanh lá cây, cô chít khăn củ ấu, bên mình có túi vóc, dao quai. Ngự đồng cô khai cuông rồi múa mồi. Hiện nay Cô Năm Suối Lân được phụng thờ là thánh cô trấn giữ cửa Suối Lân Sông Hoá, cung thờ cô được đặt cạnh ngay đền chính của cửa Chầu Năm Suối Lân (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn). 

Cô Tứ Ỷ La

Cô Tư Ỷ La cũng vốn là con vua Đế Thích chính cung. Theo lệnh vua cha, cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Về sau, nơi Mẫu giá ngự đó, người ta lập đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Tương truyền rằng, Mẫu bà rất yêu quý, thường cho Cô Tư kề cận bên mình. Vậy nên đúng như các tư liệu ghi lại thì chính xác là Cô Tư hầu cận Mẫu Thượng Ngàn chứ không phải cô hầu cận Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai như chúng ta vẫn thường nghĩ. Ngoài ra Cô Tư còn có một danh hiệu khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ. Qua ước đoán, có thể suy ra rằng danh hiệu này là do Cô Tư đã từng giáng hiện tại đất Tây Hồ, Hà Nội rong chơi, và điển hình nhất là hiện nay vẫn có ban thờ Cô Tư tại đình Tứ Liên; một ngôi đình cổ nằm ở gần Phủ Tây Hồ, Hà Nội. 
Trong hàng Tứ Phủ Tiên Cô, Cô Tư Ỷ La thường hiếm khi thấy ngự về đồng nên nếu nói về y phục cũng như cung cách khi hầu giá Cô Tư hiện giờ là rất khó. Tuy nhiên theo phỏng đoán của người viết thì có thể khi hầu giá Cô Tư Ỷ La thường mặc xiêm áo màu vàng nhạt, cô có thể khai cuông và múa mồi hầu Mẫu (đây chỉ là ý kiến cá nhân đưa ra để mọi người tham khảo). Hiện nay Cô Tư vẫn được coi là thờ chính cung hầu Mẫu Thượng Ngàn trong đền Mẫu Ỷ La thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, như đã nói ở trên, Cô Tư còn được thờ vọng trong Đình Tứ Liên ( xưa gọi là Đình làng Ngoại Châu), phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Khi các thanh đồng hầu tráng mạn đến giá Cô Tư, người ta thường thỉnh rằng:
“Thỉnh mời Cô Tư Ỷ La
Nguyên xưa hầu cận Vua Bà tỉnh Tuyên…”
Hay có một câu thỉnh gắn liền với sự tích Cô Tư dạo chơi Tây Hồ, người ta cũng thường hát:
“Ai về Tứ Tổng Tây Hồ 
Hỏi thăm cho tới đền thờ Cô Tư…”

Cô Bơ Thoải



Cô Bơ Thoải Cung. Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, tương truyền sự tích như sau: Đức Thái Bà nằm mộng thấy có người con gái xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, tóc mượt mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh lên phàm trần đầu thai vào nhà đó, sau này để giúp vua giúp nước, thì Thái Bà thụ thai. Đến ngày 8/2 thì bỗng trên trời mây xanh uốn lượn, nơi Thủy Cung nhã nhạc vang lên, đúng lúc đó, Thái Bà hạ sinh ra được một người con gái, xem ra thì nhan sắc mười phần đúng như trước kia đã thấy chiêm bao. Thấy sự lạ kì vậy nên bà chắc hẳn con mình là bậc thần nữ giáng hạ, sau này sẽ ra tay phù đời nên hết lòng nuôi nấng dạy dỗ bảo ban. Cô lớn lên trở thành người thiếu nữ xinh đẹp, tưởng như ví với các bậc tài nữ từ ngàn xưa, lại giỏi văn thơ đàn hát. Đến khi cô vừa độ trăng tròn thì cũng là lúc nước nhà phải chịu ách đô hộ của giặc Minh, cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa, nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến (và có nơi còn nói rằng cô cũng hiển ứng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc” sau này). Trong dân gian vẫn còn lưu truyền lại câu chuyện sau: Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đo không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi. Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình phong công và phong cô làm phi tử. Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương. Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh. Vì theo quan niệm nguyên xưa Cô Bơ Bông hầu cận Mẫu Thoải, lại theo sự tích nơi quê nhà cô là ở đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn nên đền cô được lập ở đó, gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, trước đây đường đi vào rất khó khăn, nhưng hiện giờ đã được tu sửa nên giao thông đã dễ dàng hơn. Đền cô là nơi thắng cảnh “trên bến dưới thuyền”, nơi giao của Ngũ huyện kê: “Một tiếng gà gáy năm huyện đều nghe” cũng với danh tiếng anh linh của tiên cô nên khách thập phương đến chiêm bái, cầu xin nhân duyên, khoa cử, làm ăn rất đông đúc. Thuyền bè dưới bến sông qua lại đều phải đốt vàng mã kêu cô, rồi những người đến kêu cầu đều dâng cô nón trắng hài cườm, võng lụa thuyền rồng.

Cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi Thượng Ngàn. Cô vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi tiên cảnh. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm, khi hạ sinh, Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả. Sau này cô quyết chí đi theo hầu Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại Vương (chính là Mẫu Thượng Ngàn, Bà Chúa Sơn Trang) học đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được theo hầu cận ngay bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán được Mẫu Bà truyền cho vạn phép, giao cho cô dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ (nên có khi còn gọi là Cô Đôi Đông Cuông), cũng có người cho rằng cô về theo hầu cận Chầu Đệ Nhị. Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nàng ca hát vui thú tháng ngày trên sườn dốc Bò, có khi cô biến hiện ra người thiếu nữ xinh đẹp, luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn. Cô Đôi Thượng rất hay ngự về đồng, vì danh tiếng cô lừng lẫy ai ai cũng biết đến, đệ tử cô đông vô số và cô cũng hay bắt đồng. Trong đại lễ khai đàn mở phủ người ta thường dâng lễ vàng cây lên 5 tiên cô là Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín và Cô Bé, trong đó Cô Đôi thường là giá cô ngự về đầu tiên (mở khăn cho hàng cô) để chứng lễ. Khi cô về ngự thường mặc áo lá xanh hoặc quầy đen và áo xanh (ngắn đến hông), trên đầu có dùng khăn (khăn von hoặc khăn vấn) kết thành hình đóa hoa, cũng có một số nơi dâng cô áo xanh, đội khăn đóng (khăn vành dây) và thắt lét xanh, hai bên có cài hai đóa hoa. Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho đồng tử. Vì Cô Đôi Thượng hầu cận bên Mẫu Đông Cuông nên đền cô cũng được lập gần Đền Đông Cuông, trong đền thờ Cô Đôi và Cô Bé Đông Cuông, cách đền chính khoảng 500m, trước cửa đền có giếng nước quanh năm trong mát. Nhưng chính đền của cô lại là Đền Cô Đôi Thượng Ngàn tại xã Nho Quan, Ninh Bình (qua rừng quốc gia Cúc Phương) thuộc làng Bồng Lai

Cô Cả Thượng Thiên

Cô Nhất Thượng Thiên. Cô cũng vốn là con Vua Cha dưới Thủy Tề dưới Thoải Cung, được phong là Thiên Cung Công Chúa trên Thiên Đình. Có người nói rằng cô cũng với Cô Chín hầu cận bên cạnh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (tức Mẫu Liễu Hạnh) lại có nơi quan niệm cô là Tiên Cô kề cận, tay biên tay chép kề bên Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên (tuy nhiên do có quan niệm là Mẫu Đệ Nhất cũng chính là chầu cho nên hai ý kiến này hầu như là thống nhất với nhau). Cô giá ngự trong cung tòa, cận bên Mẫu cho nên khi đến các đền phủ người ta thường có lời tấu để cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Vua Mẫu Đình Thần Tứ Phủ. Khi thanh nhàn cô cưỡi gió cưỡi mây rong chơi khắp chốn, từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa cho đến tận Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Định... Cô là tiên cô thần thông lục trí, cô chấm đồng người nết na thảo hiền rồi đem về tiến Mẫu trong Đền Sòng Sơn. Cô Nhất khá ít khi ngự đồng, chỉ những người sát căn cô mới hay hầu cô hoặc trong các dịp khai đàn mở phủ Cô Nhất về chứng đồng tân lính mới. Khi ngự về Cô Nhất mặc áo màu đỏ (áo gấm hoặc áo lụa thêu phượng), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây), thắt khăn và vỉ lét đỏ. Cô làm lễ khai cuông rồi múa quạt. Cô Nhất thường được thờ vào ban Tứ Phủ Thánh Cô ở trong các bản đền. Cũng có một số người nói rằng có đền cô là Đền Cô Nhất ở trong đất Nghệ An giáp Thanh Hóa với món đặc sản bánh ngào.


Văn Cô Nhất
Hương đưa nhang xa ngát mùi
Thỉnh mời cô Nhất về chơi Nam thành
Hải Phòng Hà Nội Bắc Ninh
Nội thành ngoại phố một mình rong chơi
Chơi thôi cô lại tái hồi
Nghệ An ,Hà Tĩnh là nơi đi về
Có phen chơi sông Bồ Đề
Lên chùa Hương Tích ra về thành Nam
Vân Hương Thiên Bản là làng
Nhận đồng chấm lính trần gian khắp miền
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà
Bình Định, Gia Định bao xa
Khi chơi Ba Dôi lúc ra Chiêm Thành
Dạo chơi các tỉnh nức danh
Trở về tới đất tỉnh Thanh ngự đồng
Nhận đồng má phấn lưng ong
Cô Nhất chấm đồng tiến Mẫu Sòng Sơn
Phép cô lục trí ai hơn
Quyền cô cai quản giang sơn thủy tề
Khăn đào áo thắm phủ che
Khi chơi Phong Mục,Đồi Chè,Ba Bông
Khi chơi dạo cảnh Đền Rồng
Lúc về Phủ Bóng, Công Đồng ,Tiên Hương
Kinh đô cảnh đẹp lạ nhường
Cô đà dạo khắp bốn phương xa gần
Tiên cô xuất thánh nhập thần
Thay Quyền vương Mẫu cầm cân cõi phàm
Thỉnh cô trắc giáng đàn tràng
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường

Hoàng Mười


Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.

Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).

Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông. Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.

Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách ... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông. 

Hoàng Chín Cờn


Ngài là con đức Vua Cha, là Quan Hoàng có tính yểu điệu nhất. Về đồng mặc áo dài đen, chân đi guốc, tay cầm ô, mặc kiểu địa chủ thời cổ Việt Nam. Ông về đồng giáng bút, ngâm thơ, uống rượu bằng bát. Gốc tích của ông ít được lưu truyền, tuy nhiên ông có giáng trần, với tài văn chương, thơ phú kinh luân biệt tài. Ồng đăng khoa triều đình lúc tuổi vừa đôi tám. Và Ông cũng là một tướng tài được giao trọng trách thống lĩnh cửa Cờn Môn. Chính vì thế nhân dân còn gọi là Ông Hoàng Chín là Ông Cờn Môn. Sau ông còn là vị quan thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên. Ông Chín Cờn cũng ít khi ngự về đồng. Cũng như ông Hoàng Tám Bát Quốc, thường những đồng cựu và sát căn duyên mới bắc ghế hầu ông.

Hoàng Bát Nùng


Về lịch sử ông Bát Nùng tên thật là Nùng Chí Cao, sống vào thế kỷ 11 ở châu Quảng Nguyên nay thuộc tỉnh Cao Bằng
khi về đồng ông mặc áo chàm đen, làm lễ tấu hương, khai quang, múa cờ - kiếm rồi múa võ mèo ...
Đền chính của ông là Đền Kỳ Sầm ngay gần thị xã Cao Bằng, các bản hội lên đất này rất hay hầu giá ông để cầu công danh, ban tài tiếp lộc.
Tiệc chính là 10/1 âm lịch hàng năm.
Nùng Trí Cao một nhân vật lịch sử ở Cao Bằng đã có một thời oanh liệt, đánh tan giặc Tống xâm lược nước ta, được lưu danh trong nhân dân, trong sử sách; nhân dân tôn sùng lập đền thờ ở nhiều nơi trong tỉnh.

Nùng Trí Cao sinh năm 1024 ở động Tượng Cần (Làng Gia Cung – Thị Xã Cao Bằng) châu Quảng Nguyên; con thủ lĩnh Nùng Tôn Phúc và bà A Nùng. Thời vua Lý Thái Tông (1028–1054) vua Lý, đại thần, tướng lên Quảng Nguyên 5 lần, trong đó lần thứ 2 năm Tân Tỵ ( 1041 ) vua cử một tướng ẩn danh lên thuyết phục được Nùng Trí Cao không theo nhà Tống. Vua cho Trí Cao cai trị châu Quảng Nguyên và 4 động là: Lôi Hòa, Bình, Bà và Châu Tư Lang. Trí Cao được về kinh đô Thăng Long học. Ngày 01/9/1042 năm Nhâm Ngọ, vua cử Ngụy Trang lên Quảng Nguyên ban cho Trí Cao chức Thái Bảo và đô ấn; Năm 1053, chỉ huy sứ Vũ Nhị đem quân lên cứu viện Trí Cao.

Theo truyền miệng, Trí Cao được viên tướng ẩn danh bảo lãnh đưa về kinh đô ăn học 3 năm, từ năm 17 tuổi đến năm 20 tuổi. Gia đình vị tướng hết sức giúp đỡ Trí Cao. Nùng Trí Cao vốn thông minh, vạm vỡ, khôi ngô, tuấn tú, được học kinh sử, mở mang trí tuệ, mở rộng tầm nhìn. Ở Thăng Long Trí Cao thường đi lại nhà vị tướng ân nhân của mình và thường trò chuyện thân thiết với cô con gái xinh đẹp, nết na của Ông. Dần dà, Trí cao đã làm rung động trái tim người con gái kinh đô. Trai tài, gái sắc yêu nhau say đắm, vị tướng đã đồng tình gửi con gái cho. Người con gái đó thường gọi là nàng Cầm, gia đình nàng gia giáo, nền nếp; người anh cả là một tướng quân nối nghiệp cha, có tài thao lược, dụng bình giỏi, một người nhân nghĩa có chí khí. Trong chiến dịch đi theo anh vợ đánh giặc “Gió sóng” (tức là giặc theo gió, theo sóng trên biển vào cướp phá miền duyên hải phía nam năm 1043), Trí Cao học đuợc phép bầy binh bố trận và lấy uy, lấy đức thu phục nhân tâm.

Khi Trí Cao ở Thăng Long, mẹ là A Nùng ở quê hương Quảng Nguyên đã dạm hỏi cô Đoạn Hồng Ngọc đang tuổi dạy thì là hoa khôi xinh đẹp, con nhà gia thế ở làng bên thuộc động Xuân Phách (nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang ), sau một năm làm lễ cưới chú rể vắng mặt. Trí Cao không yêu, chỉ coi Đoạn Hồng Ngọc như bạn quen biết gần làng, song mẹ chàng coi là con dâu chính. Nàng Cầm theo chồng về quê Quảng Nguyên. Trong 10 năm ( 1043- 1053 ), nàng sinh được hai con trai là Nùng Kế Tông và Nùng Kế Phong.

Nàng Cầm là sợi dây liên lạc nối kinh đô vua Lý với vùng đất biên cương xa xôi này. Nàng được chồng yêu thương đằm thắm. Song điều này làm cho nàng trở thành cái gai trước mặt mẹ chồng và cô vợ cả Đoạn Hồng Ngọc. Nỗi bất hòa xảy ra thường xuyên và lớn dần. Mẹ chồng hắt hủi, bắt con dâu chứng minh cái thai có đúng là cháu bà không? Bà thường chê bai cách nấu nướng không hợp khẩu vị, không vừa ý với cách cư xử, giao thiệp của nàng Cầm; vợ cả bị chồng lạnh nhạt sinh lòng ghen tuông, nên trong lúc cả giận mất khôn, đã nhẹ dạ chạy sang hàng ngũ địch. Quân Tống tràn sang Quảng Nguyên cướp phá, bắt giết nhân dân, trong đó có cả gia đình Đoạn Hồng Ngọc, Vương Lan Anh bị giết hết. Căm giận quân cướp nước “Hận thù nhà, trả thù nhà” Đoạn Hồng Ngọc, Vương Lan Anh lại quay về chống trả giặc Tống, trở thành nữ tướng của Trí Cao. Đoạn Hồng Ngọc biết lỗi lầm nay cải tà quy chính, nên ngày nay tại miếu Linh Ấn tức Đền Kỳ Sầm thờ Kỳ Sầm đại vương Nùng Trí Cao ở Bản Ngần (xã Vĩnh Quang, huyện Hoà An), họ Đoạn ở Xuân Phách vẫn đến tế lễ, sau tuần tế của họ Nùng.

Năm 1052, nhà Tống thấy đất Quảng Nguyên có nhiều khoáng sản quý, sai viên Kinh lược Ung châu là Tôn Tú đem quân xâm lược nước ta. Tháng 4 âm lịch năm 1052, Trí Cao nổi dậy đánh bật quân Tôn Tú ra khỏi bờ cõi, thừa thắng đánh chiếm các châu trên đất Tống. Trước sự tấn công như vũ bão của Trí Cao, vua Tống Nhân Tôn lo sợ, cử năm hổ tướng đứng đầu là nguyên soái Tống Địch Thanh đánh bật quân Trí Cao. Trận quyết chiến đẫm máu ở Tổng Quỷ (cánh đồng ma giáp biên giới huyện Phục Hoà), Trí Cao bị thương, nhờ có anh vợ (ẩn danh) tiếp ứng Trí Cao mới thoát chết. Quân giặc rất đông và hung hãn, quân Trí Cao bị thương vong nhiều, song tướng quân ẩn danh vẫn đốc quân xung trận và đã hy sinh anh dũng tại trận. Trong lúc rối loạn, quân sỹ vội vàng vùi qua loa thi thể ông tại Ngườm Pục (là hang vùi trên đường lui quân từ Cách Linh lên xã Chí Thảo, huyện Quảng Uyên) sau khi lập chợ Háng Riềng (chợ Cách Linh) nhân dân xây miếu thờ ông. Thời Nguyễn có sắc phong, ông coi đền được xem sắc phong còn nhớ rõ chữ thờ ông tướng họ Trần, nay gọi là đền Quan Chẻng (chánh). Trong trận chiến ác liệt ở Tổng Quỷ, nước sông lên to, quân sỹ hai bên chết trôi, nước sông Bắc Vọng đục ngầu pha lẫn máu. Nàng Cầm nhảy xuống sông tham chiến bị địch bắt kéo đi mất, ngày nay nơi đó gọi là Hắt Pắt (ngầm nàng Cầm bị bắt). Trí Cao nhờ con ngựa thiên lý mã Long Cư bơi qua sông gặp mẹ và anh vợ họ Trần mới biết, do chủ trương của mẹ không cho quân miền xuôi tiếp viện. Trí Cao cùng gia quyến lặng lẽ ra đi men theo biên giới Đồng Mu, Bảo Lạc chuyển qua Đại Lý. Sau khi Trí Cao mất, dân chúng tìm thấy ấn Thái Bảo để lại, nên lập miếu thờ ở đỉnh Khau Sầm, về sau miếu rời xuống chân núi cạnh làng Bản Ngần. Triều Lý sắc phong “Kỳ Sầm đại vương”. Thời Nguyễn phong tiếp “Kỳ Sầm biên tái, bảo quốc an dân, phúc thần”. Đền Kỳ Sầm mở hội tế lễ vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Đền được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Chuyện tình Thái Bảo Nùng Trí Cao nói lên sự liên kết giữa nhà Lý với Nùng Trí Cao, nêu lên công lao Nùng Trí Cao đánh tan quân xâm lược nhà Tống bảo vệ bờ cõi phía bắc của Tổ quốc, mà dấu ấn còn ghi đậm nét trong tâm tư, tình cảm của nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Nhân dân Cao Bằng tự hào có vị Thái Bảo Nùng Trí Cao với chuyện tình đoàn kết giữa người miền xuôi, miền ngược.
 

Hoàng Bảy



 
Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa... lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa...). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.
Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà). Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)... để cầu tài cầu lộc. 

Hoàng Lục

Quan Hoàng Lục sinh ngày 10-8-1038, tại xã Lũng Đĩnh, châu Thượng Lang(nay là xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh) trong một gia đình nhiều đời làm tù trưởng. Năm 18 tuổi ông đã tinh thông binh pháp, am hiểu sử sách. Năm 1075, biết trước âm mưu xâm lược nước Đại Việt của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông với chiến thuật "Tiên pháp chế nhân" đã cử Thái uý Lýnh Thường Kiệt cuất quân tiến đánh, đốt phá kho tnàg của quân Tống ở vùng châu Khâm, châu Liêm nhằm làm giảm ý chí xâm lược của nhà Tống. Nhận được mật lệnh của thái uý Lý Thường Kiệt, Hoàng Lục cùng Tôn Đản, Nùng Chí Xuân, Nùng Trí Cao trở thành bộ tướng dũng mãnh của Lý Thường Kiệt tung hoành ngang dọc trên đất Tống. Phá tan âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt ra lệnh rút quân về nước xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt và tin cậy giao cho Hoàng Lục trấn giữ vùng Đông Bắc từ Quảng Uyên đến Phục Hoà. Ông mất ngày 22-4-1008 tạ Phục Hoà, quân sĩ và nhân dân đã tổ chức đưa thi hài ông về chôn cất tại quê hương Lũng Đính. Với những công lao to lớn trong việc gìn giữ biên cương, Hoàng Lục được phong là An Biên tướng quân. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân vùng Lũng Đính đã xây dựng đền thờ ông trên đỉnh núi Đoỏng Lình. Đền thờ Hoàng Lcụ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Hàng năm đến ngày 28-2 âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để ôn lại công lao của Hoàng Lục và truyền thống chống giặc cứu nước của cha ông. Sau phần lễ, bà con nô nức tham gia hội tung còn, kéo co, múa võ, biểu diễn văn nghệ.......
Quang Hoàng Lục rất ít khi ngự đồng, chỉ khi nào ngày tiệc ông hay về đến đền thờ ông thì mới hầu ông. Khi ngự đồng, có khi ông mặc áo đỏ, vì ông là người dân tộc nên cũng có khi ông mặc áo đen hay áo xanh thêu rồng hình chữ thọ và khoác áo choàng. Khi làm việc, ông khai quang, múa cờ, kiếm.

Hoàn Cả

Ông Hoàng Cả (thường gọi tắt là Ông Cả) hay còn gọi là Ông Hoàng Quận: là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Trong Tứ Phủ Ông Hoàng, ông là anh cả, giáng sinh ra đầu. Sau này ông lên cõi Thượng Thiên, coi giữ sổ sách.Thiên Tào. Có khi ông rong chơi khắp chốn khi chơi Thiếu Lĩnh, lúc chơi Non Bồng. Ông dạo khắp các nơi Bồng Lai, Tiên Cảnh, khi trên thượng giới ông cuỡi con Xích Long, khi dạo chơi trên mặt nước Ông Hoàng cưỡi lốt tam đầu cửu vĩ. Có khi ông cũng ngự lên cõi trần gian phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc kẻ học hành khoa cử. Tuy nhiên Ông Hoàng Cả không giáng trần.
Ông Cả rất ít khi ngự đồng, khi ngự về ông thường mặc áo đỏ (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét đỏ. Ông Hoàng Cả ngự về thường chỉ tấu hương, khai quang (cũng có người hầu ông về múa hèo, nhưng khá hiếm vì không mấy người hầu về Ông Cả)
Ông Hoàng Cả không giáng trần nên không có đền thờ. Khi thỉnh ông tráng bóng văn thường hát là:
“Bóng trăng thanh ánh vàng phơi phới
Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương
Có ông Hoàng Quận phi phương
Khi thăng Thượng Giới đẹp duyên cưỡi rồng”

Chầu Bé



Chầu cũng là vị có công giúp dân, giúp nước. Có tài liệu cho rằng Chầu Bé tuy là một vị chầu bà người Nùng trên Lạng Sơn, nhưng chầu lại chính là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau này được vua phong là Lê Mại Đại Vương. Vậy nên đôi khi Chầu Bé cũng được đồng nhất với Bà Chúa Sơn Trang. Chầu dạo chơi khắp chốn thắng cảnh hữu tình, dạy dân chúng trồng trọt chăn nuôi, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá tôm. Tương truyền, Chầu Bé có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền có thể lay núi chuyển ngàn, đôi lúc rong chơi chầu lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh sắc sảo nhưng chầu cũng hết sức nhân hậu, có việc dữ lành chầu đều mách bảo cho người trần.
Chầu Bé cùng với Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục, là một trong ba vị Chầu Bà trên Thượng Ngàn hay về ngự đồng nhất. Tuy thứ bậc chầu gần như là cuối cùng trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà nhưng không một ai hầu mà chầu không ngự đồng. Chầu ngự về đồng thường hay mặc áo đen (hoặc xanh chàm, còn trước đây chầu chỉ mặc quầy và áo ngắn đến hông), chân đi xà cạp, trên vai đeo gùi hoa, chầu về đồng thường khai quang rồi múa mồi. Đôi khi Chầu Bé có thể giống như Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục: chầu về chứng tòa Sơn Trang trong đàn mở phủ, sang khăn cho tân đồng hoặc chứng mâm giầu trình.
Đền thờ chính của Chầu Bé là ngôi đền nhỏ bên cạnh đền Bắc Lệ ở xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với ngày tiệc chầu thì có nơi nói là 12/9 âm lịch, có nơi nói là 19/9 âm lịch. Ngoài Chầu Bé Bắc Lệ ra thì ở một số bản đền có các Chầu Bé cũng trên Thượng Ngàn, là Chầu Bé coi giữ ở đền đó và chỉ khi về chính đền, các vị đó mới ngự.

Chầu Mười

 
Chầu Mười Đồng Mỏ. Chầu Mười vốn là người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc Minh. Chầu sinh quán trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ), Lạng Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua rất tin tưởng, giao cho chầu trấn giữ các châu, nơi cửa ải Chi Lăng.
Trong trận quyết chiến Chi Lăng, Xương Giang, chầu đã lập chiến công, chém cụt đầu tên tướng giặc là Liễu Thăng. Kháng chiến thắng lợi, bà được vua phong công, giao cho cai quản vùng Mỏ Ba, Đồng Mỏ, trấn giữ ải Chi Lăng. Tại vùng Mỏ Ba, ba giúp dân lập xóm ấp làng bản, dạy dân làm ăn, được già trẻ xa gần ai ai cũng mến phục. Đến cuối mùa thu thì chầu về tiên. 

Chầu Mười thường hay về ngự đồng trong các dịp tiệc vui hoặc các cửa đền ở đất Lạng Sơn. Khi ngự đồng, chầu thường mặc áo vàng, một múa kiếm, tay kia múa cờ lệnh (hoặc mồi) là khi chầu xông pha nơi trận mạc. 

Đền Chầu Mười được lập ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính là Đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn, lập trên ngọn núi cao.

Chầu Cửu Tỉnh

Chầu Chín Cửu Tỉnh. Chầu bà vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, sinh giáng ở đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp dân.
Sau này khi thác hóa bà trờ thành vị Chầu Bà kề cận, biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Khi thanh nhàn chầu thường cùng bạn cát dạo chơi khắp nơi, giáng hiện tại đất Thanh Hóa (có tài liệu cho rằng bà cũng là người cai quản chín mạch nước giếng âm dương trên đất Thanh. Theo âm Hán: Cửu là chín, Tỉnh là giếng nên Cửu Tỉnh cũng có nghĩa là chín giếng), có khi chầu cũng giá ngự trong Đền Sòng (vì vậy đôi khi người ta cũng gọi là Chầu Cửu Đền Sòng). Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa (hay có một số sách nói là Chầu Quỳnh) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.
Chầu Cửu thường hay ngự đồng khi về các ngôi đền ở Phủ Dày, Nam Định hoặc Đền Sòng, Thanh Hóa. Khi ngự đồng chầu mặc áo màu đỏ (có một số nơi dâng chầu áo màu hồng), khai quang rồi múa mồi.
Vì coi là kề cận bên Mẫu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng, Thanh Hóa và Phủ Bóng, Nam Định ngoài ra ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Nhưng ngôi đền được coi là đền chính của chầu là Đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. 

Chầu Bát

Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa. Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình). Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).
Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.
Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền Tân La ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, thường được hầu sau hàng Tam Vị Chúa Mường, về làm lễ tấu hương và khai quang như quan lớn chứ không hầu vào hàng Tứ Phủ Chầu Bà như thông thường) và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).

Chầu Bảy

Chầu hạ sinh vào gia đình ở đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên, sau này chầu giúp dân dẹp loài xâm lăng trên đất Thái Nguyên rồi bà cũng là người giúp người dân tộc Mọi biết làm ăn canh tác trồng trọt chăn nuôi (còn có người cho rằng bà chính là người dạy dân biết trồng chè tuyết). Sau này khi về thiên, chầu được giao quyền quản cai núi rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên, tương truyền vào những đêm canh khuya chầu thường hiện hình dạo chơi, cùng các tiên nàng hội họp giữa rừng xanh (Lại có tài liệu cho rằng bà là một vị nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, cùng Chầu Bát đánh giặc và sau được thờ tại Tân La, Hưng Yên nên còn gọi là Chầu Bảy Tân La).
Chầu Bảy là vị chầu bà ít khi ngự đồng nhất trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Rất hiếm khi thấy có người nào hầu mà bà về ngự. Nếu có chỉ là khi về đền chính của chầu, bà ngự đồng mặc áo màu tím (hoặc màu xanh), khai cuông rồi múa mồi.
Đền thờ Chầu Bảy Kim Giao là Đền Kim Giao tại Thanh Liên, Mỏ Bạch thuộc tỉnh Thái Nguyên (tương truyền là nơi còn in dấu tích của bà năm xưa). 

Chầu Lục




 
Tương truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị trích giáng xuống trần gian. Chầu giáng sinh vào nhà họ Trần (cha họ Trần, mẹ họ Hoàng) vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn (lại có tài liệu cho rằng Chầu Bà giáng sinh vào nhà họ Quách vào giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão, năm Kỉ Mão, được đặt tên là Quách Thị Hồng Hoa), được 19 năm thì mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ phụ mẫu nơi trần gian nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt. Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.
Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Đôi khi Chầu Lục lại là giá chầu về sang khăn cho đồng tân lính mới và chứng đàn Sơn Trang trong lễ mở phủ. Chầu Lục cũng có thể chứng mâm giầu trình. Khi ngự đồng, chầu mặc áo màu lam (hoặc màu chàm xanh), khai cuông rồi múa mồi.
Đền thờ Chầu Lục Cung Nương được lập tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hạ phàm và hiển thánh) được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư. Trong năm ngày tiệc Chầu Lục có hai ngày là ngày 10/5 âm lịch là tiệc đản sinh của chầu, còn ngày 20/9 âm lịch là tiệc đản hoá của chầu.

Chầu Năm Suối Lân

Chầu Năm Suối Lân. Chầu Năm vốn là người Nùng, dưới thời Lê Trung Hưng ( còn có tài liệu ghi lại rằng, chầu là công chúa tìm nơi thanh vắng, đền cảnh Suối Lân thì chầu ở lại giúp dân), theo lệnh vua, chầu trấn giữ cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa, coi sóc khắp vùng sông Hóa. Ở đó chầu không chỉ trấn giữ nơi sơn lâm mà còn giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này, chầu hóa tại đó và hiển linh giúp dân thuần phục mọi loài ác thú, trừ diệt sơn tinh, ma quái. Tương truyền vào những đêm thanh, chầu hiện hình cùng 12 cô hầu cận bẻ lái giữa dòng sông Hóa.
Thông thường thì Chầu Năm ít ngự đồng hơn là Chầu Lục, chầu chỉ thường ngự trong ngày tiệc vui hoặc những ai sát căn về chầu thì mới hay hầu. Tuy nhiên Chầu Năm cũng là vị chầu bà trên sơn trang nên có đôi khi người ta cũng thỉnh chầu về chứng tòa Sơn Trang. Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu lam (bây giờ ở một số nơi, để tránh áo Chầu Năm trùng với áo Chầu Lục thì người ta thường dâng chầu áo xanh thiên thanh và coi đó là màu áo của dòng Suối Lân hoặc chầu cũng có thể mặc áo màu xanh như của Chầu Đệ Nhị), chầu khai cuông rồi múa mồi. Chầu Năm là vị chầu bà cũng có thể chứng cho con nhang đệ tử đội mâm giầu trình.
Đền thờ Chầu Năm Suối Lân được lập bên bờ con sông Hóa, qua cầu Sông Hóa 2 thuộc huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tên là Đền Suối Lân, dòng suối Lân chảy cạnh đền quanh năm nước trong veo, xanh ngắt. Ngày tiệc chầu được tương truyền là ngày 20/5 (nguồn tài liệu chưa chắc chắn nên chỉ đưa ra để tham khảo).

Chầu Đệ Tứ


 
 
Bà giáng thế hạ trần (có sách nói rằng bà giáng vào nhà họ Lí, tên là Lí Thị Ngọc Ba), sinh quán ở đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định, sau đó trở thành vị nữ tướng, tương truyền chầu là người khảng khái, chính trực, ra trận nếu có kẻ nào làm sai phép quân thì “tiền trảm hậu tấu” (chém đầu kẻ đó trước sau rồi mới về tâu với vua), nhưng đã có công giúp vua ra dẹp giặc và trấn giữ ở vùng Hà Trung, Thanh Hóa nên được sắc phong là Chiêu Dung Công Chúa. Sau này khi trở về Thiên Đình, bà được giao quyền khâm sai Tứ Phủ (từ Thủy Phủ cho tới Thiên Cung), Tam Tòa, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung (vậy nên có khi người ta còn gọi là Bà Thủ Bản Mệnh). Có khi chầu lại được coi là vị chầu bà giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh ở đất Phủ Dày. Đôi khi thanh nhàn, chầu truyền các tiên nàng dạo chơi khắp chốn, từ quê hương ra kinh thành, vân du khắp mọi nơi.
Chầu Đệ Tứ cũng ít khi về ngự đồng. Người ta thường hay hầu chầu khi về đền thờ chầu hoặc đất Nam Định (là nơi chầu kề cận Mẫu). Thường thì khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang thì thỉnh chầu về chứng tòa màu vàng. Khi chầu ngự về mặc áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi thường múa kiếm và cờ lệnh (chầu ra trận hoặc cầm cờ hiệu khâm sai), cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa (điều này là do tập tục từng nơi).
Đền Chầu Đệ Tứ cũng được lập ở ba nơi: đầu tiên là Phủ Bà _Chầu Đệ Tứ nằm trong quần thể Phủ Dày (vì coi là chầu cận Mẫu) thuộc Vụ Bản, Nam Định (đồng thời là nơi quê nhà của chầu), tiếp theo là Đền Cây Thị_Đền Chầu Đệ Tứ thuộc Hà Trung, Thanh Hóa (là nơi chầu dẹp giặc) và ngoài ra ở Hà Nội còn có ngôi đền thờ vọng chầu ở bên bờ sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm gọi là Đền Duyên Trường_Đền Chầu. Theo một tài liệu ghi lại thì ngày chính tiệc của Chầu Đệ Tứ là ngày 14/3 âm lịch.

Chầu Đệ Tam

Chầu Đệ Tam Thoải Cung được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Tam. Chầu vốn là Thủy Tinh Tiên Nữ, con vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung, chầu thường được tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, quyền quản cai coi giữ các tiên nữ chốn Thủy Phủ. Lại có sự tích cho rằng bà là con gái của Lạc Long Quân, danh hiệu Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ Tam Giang Công Chúa (nhưng truyền thuyết này không được lưu truyền rộng rãi mà thực tế thì người ta vẫn công nhận sự tích Chầu Đệ Tam là con Vua Long Vương Bát Hải Động Đình hơn). Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu có sự tích buồn nhất.
Chầu Đệ Tam là vị chầu ít khi giáng đồng nhất (người ta thường kiêng hầu chầu đặc biệt là trong các dịp tiệc mừng vui hoặc lễ Thượng Nguyên hoặc đại đàn mở phủ). Nếu trong đàn mở phủ mà dâng bốn tòa sơn trang thì người ta cũng không hay thỉnh chầu về chứng mà thường thỉnh Chúa Thác Bờ hoặc Chầu Bé Thoải Bản Đền thay cho giá chầu để chứng tòa màu trắng. Chầu chỉ ngự về khi người hầu bắc ghế hầu Tứ Phủ ở các ngôi đền thờ các vị thánh hàng Thoải hoặc tại chính đền thờ Mẫu Thoải. Chầu ngự về thường mặc áo màu trắng, cầm quạt khai cuông. Người ta ít khi hầu chầu trong những dịp tiệc vui vì khi chầu ngự thì khá u buồn, có điều đó cũng bởi sự tích của chầu: Chầu Đệ Tam vốn là con gái Vua Thủy Tề, ở chốn Long Giai. Chầu kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, chầu ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, chầu lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân cơ hội đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị, vốn là thư sinh, nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Thấy bà vậy, Liễu Nghị đến hỏi han, sau khi biết rõ sự tình, Liễu Nghị nguyện kết duyên cùng bà. Nhưng bà từ chối, sau đó lấy máu, viết thư nhờ Liễu Nghị mang về đến chốn Long Cung để vua cha thấu hêt sự tình rồi sẽ định liệu sau. Theo lời bà, Liễu Nghị ra đến sông Ngân Hán, là mái Long Giai ngoài biển Đông, thấy có cây ngô đồng, Liễu Nghị rút cây kim thoa, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động ầm ầm, giữa dòng thấy hiện lên đôi bạch xà, Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống Thủy Cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Thủy Tề bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho Trưởng Tử Xích Lân lên đón bà về. Sau đó Chầu Đệ Tam được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan. Còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị gia hình chịu tội (Câu Chuyện này được lưu lại trong tích “Liễu Nghị truyền thư”).
Như Chầu Đệ Nhất và Chầu Đệ Nhị, Chầu Đệ Tam được thờ ở các cửa sông cửa biển, nơi có lập đền thờ Mẫu Đệ Tam, nhưng nơi được mọi người biết đến nhiều hơn cả là Đền Thác Hàn ở tỉnh Thanh Hóa.