Theo lịch sử Việt Nam thì nhà Tống xâm lược nước ta năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông (1072-1127). Trong trận ác chiến tại phòng tuyến địch ở đoạn sông Kháo Túc(Sông Cầu gần núi Nham Điền) quân ta đại thắng nhưng mở đầu chiến dịch bị tổn thất không nhỏ, hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn bị tử trận. Người chép sử dừng ở đó, hoàn toàn không nói đến sự tham chiến và hi sinh của công chúa Lý Chiêu Phong mà sau này là Bà Chúa Kho, Bà Chúa Lẫm.
Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang trong bài Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho đăng trên tạp chí Xưa & Nay Viết “Vị nữ thần ở đền Cổ Mễ, Xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh được dân địa phương gọi là đền Bà Chúa Kho vốn là người họ Trần, sinh cuối đời vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224), quê ở làng Quả Cảm (…). Bấy giờ nhà Trần đã thay nhà Lý (…) Vua yêu mến bèn cho vời vào cung lập làm Hoàng Phi thứ ba (…) vài năm sau Hoàng Phi đang mang thai thì bị bệnh qua đời (…) an táng xây lăng ở đất đầu núi Hoàng Nghinh thuộc làng Quả Cảm (…) Riêng đền trong Cổ Mễ tức thôn Cổ Mễ tức thôn Cổ Mễ xây trên núi Kho (Lẫm Sơn) nên gọi là đền Bà Chúa trên núi Kho hoàn toàn không có ý nghĩa Bà Chúa coi kho tàng…”. Trong công trình nghiên cứu, khảo sát công phu, tác giả đã chứng minh ở ta có hai phụ nữ được chính thức công nhận là Bà Chúa Kho. Đó là Lý Châu Nương coi kho Phụng Thiên, tự ải trong cuộc chiến với quân Nguyên – Mông, được vua Trần truy tặng “Quản trưởng Quốc khố công chúa”. Nhân dân làng Giảng Võ – nơi sinh và Diễn Châu – nơi bà đóng quân đều lập đền thờ tôn bà làm Phúc Thần, tức gọi Bà Chúa Kho. Người thứ hai là nàng Bạch Hoa được cha là quan Vệ Uý giao cho coi kho thành Nam Định đời vua Tự Đức (1848-1883) chống Pháp xâm chiếm nước ta. Bà tử trận trong trận đánh tháng 12-1873, Vua Tự Đức xét công phong tặng “Tiết liệt Anh phong giám thương Công Chúa”, hạ chiếu xây miếu thờ ở chân Cột Cờ Thành Nam. Nhân dân Nam Định tôn Bà làm Thành Hoàng Đương Cảnh - Bản Xứ - Thổ Thần…
Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang trong bài Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho đăng trên tạp chí Xưa & Nay Viết “Vị nữ thần ở đền Cổ Mễ, Xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh được dân địa phương gọi là đền Bà Chúa Kho vốn là người họ Trần, sinh cuối đời vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224), quê ở làng Quả Cảm (…). Bấy giờ nhà Trần đã thay nhà Lý (…) Vua yêu mến bèn cho vời vào cung lập làm Hoàng Phi thứ ba (…) vài năm sau Hoàng Phi đang mang thai thì bị bệnh qua đời (…) an táng xây lăng ở đất đầu núi Hoàng Nghinh thuộc làng Quả Cảm (…) Riêng đền trong Cổ Mễ tức thôn Cổ Mễ tức thôn Cổ Mễ xây trên núi Kho (Lẫm Sơn) nên gọi là đền Bà Chúa trên núi Kho hoàn toàn không có ý nghĩa Bà Chúa coi kho tàng…”. Trong công trình nghiên cứu, khảo sát công phu, tác giả đã chứng minh ở ta có hai phụ nữ được chính thức công nhận là Bà Chúa Kho. Đó là Lý Châu Nương coi kho Phụng Thiên, tự ải trong cuộc chiến với quân Nguyên – Mông, được vua Trần truy tặng “Quản trưởng Quốc khố công chúa”. Nhân dân làng Giảng Võ – nơi sinh và Diễn Châu – nơi bà đóng quân đều lập đền thờ tôn bà làm Phúc Thần, tức gọi Bà Chúa Kho. Người thứ hai là nàng Bạch Hoa được cha là quan Vệ Uý giao cho coi kho thành Nam Định đời vua Tự Đức (1848-1883) chống Pháp xâm chiếm nước ta. Bà tử trận trong trận đánh tháng 12-1873, Vua Tự Đức xét công phong tặng “Tiết liệt Anh phong giám thương Công Chúa”, hạ chiếu xây miếu thờ ở chân Cột Cờ Thành Nam. Nhân dân Nam Định tôn Bà làm Thành Hoàng Đương Cảnh - Bản Xứ - Thổ Thần…
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét