Chúa Lâm Thao là con gái vua Hùng thứ 17, tên hiệu là Nguyệt Cư công chúa. Chúa là một người con gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành và tấm lòng yêu nước thương dân bao la trời bể. Ngay từ khi còn nhỏ, chúa đã từng dạo khắp muôn nơi, xem xét tình hình dân chúng. Đến tuổi thành niên, lúc đó trong triều có vị quan võ cận thần đứng trong hàng tứ trụ tên là Lí Văn Lang được vua cha cho sánh duyên cùng công chúa. Chúa cùng phò mã sống bên nhau rất hạnh phúc nhưng buồn thay cưới nhau đã lâu mà hai người chưa hạ sinh quý tử. Rất lấy làm khổ tâm và buồn bã, vào một hôm, chúa cùng phò mã vào tâu chuyện với đức vua. Đức vua cũng không biết làm sao đành khuyên 2 con về lập đàn tràng giữa trung thiên mà cầu đảo. Hai con vâng lời về lập đàn giữa trời y theo lời cha dặn. Đêm đó, chúa nằm thấp thỏm hi vọng trời đất thấu tình mà ban cho một đứa con. Gần đến sáng, chúa mới thiếp đi được một lúc và ngài nằm chiêm bao, ngài thấy từ trên trời cao có 12 con rồng bay xà suống và bay hết vào miệng chúa. Chúa bừng tỉnh giấc và lạ thay, trên bụng người đâu ra có một cái bọc rất lớn. Chúa vội vàng mở ra và thấy trong bọc là 12 quả trứng rất to. Lòng chúa nao nao không biết nên mừng hay nên lo và kể lại giấc mơ lạ lùng cho phò mã. Phò mã nghe xong liền nở nụ cười mãn nguyện:" Vậy là trời đất đã thấu lòng của vợ chồng ta rồi, đây chắc chắn là 12 hoàng tử"( tay chỉ vào bọc trứng). Chúa nóng ruột vội vã chạy đến cung vua. Phò mã cũng chạy đuổi theo chúa. Trên đường 12 quả trứng đã dàn dần nở. Đầu tiên là 1 quả, rồi 3 quả,rồi 2 quả, xong lại 3 quả, 2 quả và khi đén chân núi Nghĩa Lĩnh (núi đền Hùng bây giờ) thì quả cuối cùng nở ra. 12 bé trai khôi ngô tuấn tú chào đời. Công chúa cùng phò mã mừng vui khôn xiết. Vua Hùng cũng rất đỗi mừng rỡ khi nghe chúa thuật lại chuyện giấc mơ và sự ra đời của 12 hoàng tử. Vua Hùng liền sai quân lập đàn để bái tạ trời đất. Lúc đó sấm sét nổi lên vang trời và lúc đó là lúc chúa được trời đất ban cho lộc bói và cả lộc chữa bệnh. 12 người con chúa lớn nhanh như thổi. Lúc này là lúc Thục Phán (sau là An Dương Vương) nhòm ngó cướp nước ta(sử sách ghi lại là cuối đời vua Hùng thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán nhưng thực chất từ thời này, Thục Phán đã có mưu mô cướp ngôi),vua Hùng rất lo lắng. Một hôm, phò mã cùng người con cả ra sông đánh cá, cả ngày mà hai cha con chỉ đánh được duy nhất một con cá chép rất to. Về nhà, chúa làm thịt cá,khi mổ bụng ra thì lạ thay, trong bụng cá có một thanh gươm. Chúa hốt hoảng gọi cả nhà vào xem sự lạ. Khi đó, người con cả rút gươm trong bụng cá ra vung lên, một luồng hào hào quang sáng loé toả ra. Chúa ngồi tĩnh tâm xem kĩ và nói rằng :"đây là thanh gươm thần mà trời ban cho ta để giết giặc". Ngay hôm sau, phò mã cùng con trai cả vào xin đức vua cho đi đánh đuổi giặc, vua đồng ý. Hai cha con ra chiến trường,cứ mỗi lần vung gươm lên là một luồng hào quang loé ra tiêu diệt quân giặc. Giặc chết như ngả rạ. Chúa ngồi nhà cũng đã bói trước được rằng 2 cha con sẽ thắng lớn. Quả đúng như vậy, hai cha con trở về với tin vui thắng lớn, từ đó dân chúng sống an lạc. Chúa thường xem bói cho muôn dân biết trước tai ương mà tránh, ai có bệnh âm chúa bảo cách cúng lễ cho khỏi, ai bệnh trần chúa bốc thuốc cho được bình an. Muôn dân ngàn lần biết ơn chúa. Khi mãn chân tu tròn quả kiếp, chúa cùng gia đình lần lượt qua đời. Nhân dân ghi nhớ công ơn nên lập đền mở đình thờ tôn nghiêm dốc lòng phụng sự.
Đền thờ Chúa Đệ Tam Lâm Thao ở cách mặt đường thị trấn Cao Mại huyện Lâm Thao 30m (đi qua cầu Trung Hà 8km). Ngôi đền không được to lắm nhưng giữ nguyên được nét cổ kính đơn sơ. Đền có ba gian. Gian ngoài cùng có ba ban thờ: ban giữa là Công Đồng (trên cùng là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, dưới là trượng Vua Cha Ngọc Hoàng cùng 2 bên quan Nam Tào Bắc Đẩu, dưới nữa là 3 pho Tam Toà Quốc Mẫu nguy nga, dưới là 3 pho tượng nhỏ hơn là Tam Toà Chúa Bói, tiếp theo là Ngũ Vị Tôn Ông, và dưới cùng là Ông Bảy, Ông Mười), ban bên trái thờ nhà Trần gồm tượng Đức Ông và 2 vương cô, bên phải là ban Chúa Sơn Trang và Chúa Thác Bờ. Gian thứ 2 là ban thờ vọng vào cung cấm Chúa. Và cuối cùng là cung Cấm. Cung cấm thờ theo lối lầu son gác tía. Chúa ngồi trong cung ngang hàng cùng phò mã trên lầu, phía dưới là 1 tượng Chúa to hơn tượng chính do con nhang ở Hà Nội cung tiến về bản đền. Hai bên lầu là 2 chiếc cầu thang bắc lên trên lầu chúa. Cung cấm của Chúa là cung vàng lầu ngọc đẹp long lanh.Chúa hoá tại chính cung này nhằm ngày 12/12. Ngoài sân rộng là ban thờ Mẫu Cửu và dưới là Cô Bé Lâm Thao. Hội của bản đền là từ ngày mồng 3 đến mồng 6 tháng giêng. Mồng ba thì làm lễ mộc dục, mồng 4 rước Chúa cùng phò mã đi quanh thị trấn và sang đền thờ người con trai cả. Khi rước thì kiệu phò mã rước ra trước và đứng lại ở mặt đường, kiệu chúa rước ra sau nhưng khi ra đường thì kiệu chúa lại đi trước.Đến mồng sáu lại rước Chúa cùng phò mã về bản đền.Ngày 10/3 giỗ Tổ Hùng Vương thì rước Chúa sang đền Hùng Đền hiện còn 26 sắc phong và được hiệp hội câu lạc bộ UNESCO VN bảo trợ cụm di tích 13 đình đền thờ gia đình công chúa Nguyệt Cư.
Thờ cúng Vua Hùng, thờ cúng những người có công với dân với nước là một nét đẹp văn hóa theo đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của con người Việt Nam; dân tộc Việt Nam. Đền Nhà Bà là một di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao. Đền Nhà Bà thờ công chúa Nguyệt Cư (con gái Vua Hùng thứ 17) vợ của Lý Lang Công.
Trả lờiXóaTương truyền: Lý Lang Công (quê mẹ ở Cao Mại) là một người có tướng mạo khôi ngô khác thường… Năm 476 trước công nguyên, gặp lúc nước nhà có loạn, bọn tà nghịch nổi lên chống đối triều đình, Lý Lang Công tuân theo bảng Vua chiêu hiền giết giặc. Thấy ông tuấn tú lại tài thao lược, Vua gả công chúa Nguyệt Cư cho… Công chúa Nguyệt cư khi đã là vợ của Lý Lang Công tướng quân, đang bụng mang dạ chửa vẫn hăng hái lên ngựa theo chồng ra trận và chiến thắng khải hoàn.
Để tỏ lòng biết ơn người đã có công đánh giặc giúp nước, dân làng Cao Mại (nay là Thị trấn Lâm Thao) lập đền thờ công chúa Nguyệt Cư (gọi là Đền Nhà Bà); hàng năm đều tổ chức tế lễ theo phong tục truyền thống của dân tộc.
Huyện Lâm Thao vinh dự tự hào bởi có nhiều di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Những di tích này đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh những di tích đã và đang được đầu tư tôn tạo để phát huy giá trị, ở Lâm Thao cũng còn có di tích đã xuống cấp; hoặc chỉ còn như phế tích rất cần được sự quan tâm của toàn xã hội để trùng tu, khôi phục lại để từ đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân...
Nhung minh hoi thi chua bao chua la con gai vua hung vuong thu18chu không phai 17 Su sach co nhâm lân vê nam
Trả lờiXóa