Quan Hoàng Lục sinh ngày 10-8-1038, tại xã Lũng Đĩnh, châu Thượng Lang(nay là xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh) trong một gia đình nhiều đời làm tù trưởng. Năm 18 tuổi ông đã tinh thông binh pháp, am hiểu sử sách. Năm 1075, biết trước âm mưu xâm lược nước Đại Việt của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông với chiến thuật "Tiên pháp chế nhân" đã cử Thái uý Lýnh Thường Kiệt cuất quân tiến đánh, đốt phá kho tnàg của quân Tống ở vùng châu Khâm, châu Liêm nhằm làm giảm ý chí xâm lược của nhà Tống. Nhận được mật lệnh của thái uý Lý Thường Kiệt, Hoàng Lục cùng Tôn Đản, Nùng Chí Xuân, Nùng Trí Cao trở thành bộ tướng dũng mãnh của Lý Thường Kiệt tung hoành ngang dọc trên đất Tống. Phá tan âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt ra lệnh rút quân về nước xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt và tin cậy giao cho Hoàng Lục trấn giữ vùng Đông Bắc từ Quảng Uyên đến Phục Hoà. Ông mất ngày 22-4-1008 tạ Phục Hoà, quân sĩ và nhân dân đã tổ chức đưa thi hài ông về chôn cất tại quê hương Lũng Đính. Với những công lao to lớn trong việc gìn giữ biên cương, Hoàng Lục được phong là An Biên tướng quân. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân vùng Lũng Đính đã xây dựng đền thờ ông trên đỉnh núi Đoỏng Lình. Đền thờ Hoàng Lcụ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Hàng năm đến ngày 28-2 âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để ôn lại công lao của Hoàng Lục và truyền thống chống giặc cứu nước của cha ông. Sau phần lễ, bà con nô nức tham gia hội tung còn, kéo co, múa võ, biểu diễn văn nghệ.......
Quang Hoàng Lục rất ít khi ngự đồng, chỉ khi nào ngày tiệc ông hay về đến đền thờ ông thì mới hầu ông. Khi ngự đồng, có khi ông mặc áo đỏ, vì ông là người dân tộc nên cũng có khi ông mặc áo đen hay áo xanh thêu rồng hình chữ thọ và khoác áo choàng. Khi làm việc, ông khai quang, múa cờ, kiếm.
Hàng năm đến ngày 28-2 âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để ôn lại công lao của Hoàng Lục và truyền thống chống giặc cứu nước của cha ông. Sau phần lễ, bà con nô nức tham gia hội tung còn, kéo co, múa võ, biểu diễn văn nghệ.......
Quang Hoàng Lục rất ít khi ngự đồng, chỉ khi nào ngày tiệc ông hay về đến đền thờ ông thì mới hầu ông. Khi ngự đồng, có khi ông mặc áo đỏ, vì ông là người dân tộc nên cũng có khi ông mặc áo đen hay áo xanh thêu rồng hình chữ thọ và khoác áo choàng. Khi làm việc, ông khai quang, múa cờ, kiếm.
Ngay sinh va ngay mat ko khop nhau
Trả lờiXóa